Viettel Interconnection (Kênh truyền & Internet)

Đảm bảo kết nối nhanh, ổn định giữa các TTDL với nhau, giữa TTDL với văn phòng của bạn, giữa hệ thống của bạn với người dùng cuối

Đảm bảo kết nối nhanh, ổn định giữa các Data Center với nhau, giữa Data Center với văn phòng của bạn, giữa hệ thống của bạn với người dùng cuối (enduser). Viettel IDC cung cấp các kênh truyền dành riêng để kết nối và truyền thông tin giữa các điểm trong hệ thống mạng nội bộ, mạng viễn thông dùng riêng của khách hàng.

Hệ thống CNTT của bạn được thiết lập kết nối riêng và không bị chia sẻ băng thông tại mọi thời điểm, đáp ứng các nhu cầu cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau như Thoại, VPN, các ứng dụng Internet,…

Có thể lên được 10Gbps nếu thiết bị đầu cuối hỗ trợ nhưng thường là phần lớn các tổ chức chỉ dùng đến 1Gbps

Ngoài Viettel còn có VNPT, FPT, CMC và nhiều đơn vị khác đã có sẵn hạ tầng tại TTDL

Băng thông Internet mặc định là 100Mbps chia sẻ

Băng thông Internet tại Trung tâm dữ liệu là không giới hạn

Các lựa chọn kết nối

VPN hay còn gọi là Virtual Private Network (mạng riêng ảo), cho phép người dùng thiết lập mạng riêng ảo với một mạng khác trên Internet. VPN có thể được sử dụng để truy cập các trang web bị hạn chế truy cập về mặt vị trí địa lý, bảo vệ hoạt động duyệt web của bạn khỏi sự công khai trên mạng Wifi công cộng bằng cách thiết lập mạng riêng ảo của bạn,…

Dark – Fibre là phương pháp truyền tải thông tin từ nơi này đến nơi khác bằng cách gửi các xung ánh sáng qua sợi quang. Ánh sáng đảm nhận là sóng tải điện từ được điều chế để mang thông tin.[1] Sợi quang có những đặc tính ưu việt hơn so với cáp điện khi cần đến băng thông cao, khoảng cách lớn, hoặc khả năng miễn nhiễm đối với nhiễu điện từ.

FTTx (Fiber to the x) là một thuật ngữ chung cho kiến trúc mạng băng rộng sử dụng cáp quang thay thế tất cả hay một phần cáp kim loại thông thường dùng trong mạch vòng ở chặng cuối của mạng viễn thông.

WAN (Wide Area Network) – Mạng diện rộng là mạng dữ liệu được thiết kế để kết nối giữa các mạng đô thị (mạng MAN) giữa các khu vực địa lý cách xa nhau. Xét về quy mô địa lý, mạng GAN (Global Area Network) có quy mô lớn nhất, sau đó đến mạng WAN và mạng LAN (mạng cục bộ có tốc độ cao nhưng đường truyền ngắn và chỉ có thể hoạt động trong một diện tích nhất định).

IP transit là phương thức kết nối các ISP và các nhà cung cấp dịch vụ tới Internet trong và ngoài nước. IP transit sẽ truyền tải dữ liệu lớn từ hệ thống hạ tầng của khách hàng trong nước qua cổng kết nối quốc tế hay hạ tầng kết nối Internet quốc tế của nhà cung cấp.

IPLC là kênh truyền dẫn dùng để kết nối và truyền thông tin trong mạng nội bộ, mạng viễn thông dùng riêng từ chi nhánh trong nước đến các văn phòng ở nước ngoài trên toàn thế giới theo phương thức kết nối điểm-điểm, điểm-đa điểm.

Bạn cần tư vấn thêm?

Hãy liên hệ Viettel IDC ngay để được hỗ trợ và tư vấn giải pháp Cloud GPU phù hợp nhất với nhu cầu của bạn!

TƯ VẤN

Dịch vụ liên quan

Khách hàng đã sử dụng dịch vụ